Hướng dẫn kiểm tra da ghế massage

10/11/20242 lượt đọc

Sau một thời gian sử dụng, da ghế massage có thể bị hư hỏng và không còn giữ được đồ mềm mại như ban đầu. Bạn sẽ cần kiểm tra để biết được mức độ hư hỏng trước khi thay da ghế massage tại nhà.

 Các vấn đề thường gặp với da ghế massage

Khi nói đến da ghế massage, các vấn đề như trầy xước, nứt, phai màu… là gần như không thể tránh khỏi nếu bạn sử dụng trong thời gian dài nhưng với những loại da chất lượng cao thì sẽ bền hơn nên có thể rất lâu sau bạn mới gặp phải các vấn đề này.

Hiểu những vấn đề của da ghế massage sẽ giúp bạn xác định và giải quyết một cách hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng mà bạn có thể quyết định được phương án xử lý phù hợp nhất bởi không phải lúc nào da bị hư hỏng bạn cũng cần thay da ghế massage ngay lập tức.

Một số vấn đề thường gặp nhất với da ghế massage bao gồm:

  • Trầy xước: Sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến các vết trầy xước nhỏ trên bề mặt, thường do vật sắc nhọn, vật nuôi cào (đặc biệt với gia đình nuôi mèo) hoặc hao mòn theo thời gian.
  • Nứt: Da ghế bị lão hóa có thể phát triển các vết nứt, đặc biệt là ở những khu vực phải chịu áp lực thường xuyên.
  • Phai màu: Theo thời gian, da có thể có dấu hiệu phai màu do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vệ sinh không đúng cách hoặc sử dụng hóa chất mạnh lên da.
  • Tróc da: Ghế da chất lượng thấp có thể bị bong tróc lớp trên cùng thời gian ngắn sau khi sử dụng thường xuyên.
  • Ố: Vô tình làm đổ chất lỏng thì có thể gây ra vết bẩn trên bề mặt da và những vết này thường sẽ rất khó xử lý nếu để lâu.
  • Xuống cấp: Dù là da thật hay da giả thì sử dụng thường xuyên cũng dẫn đến hao mòn và không còn đảm bảo về độ mềm mịn ban đầu, trong nhiều trường hợp còn trở nên thô cứng.
Cần chú ý các dấu hiệu sờn, mốc trên da ghế
Cần chú ý các dấu hiệu sờn, mốc trên da ghế

Hướng dẫn kiểm tra da ghế massage

1. Kiểm tra các vết nứt và vết rách

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi da ghế bị hư hỏng là xuất hiện các vết nứt, vết rách ở những khu vực tiếp xúc nhiều như chỗ ngồi, tay vịn và tựa lưng. Đây là những điểm có thể xuống cấp nhanh hơn do áp lực liên tục. Các vết nứt thường bắt đầu là những đường nhỏ nhưng có thể lan rộng theo thời gian nếu không được xử lý kịp thời. 

Da ghế massage chính hãng thường làm bằng những loại da tốt nên mềm mịn và dễ chịu. Nếu bạn lướt tay trên da và có thể cảm nhận được các điểm thô ráp hoặc không đều trên bề mặt thì có thể da đang không ở trạng thái tốt nhất. Bạn sẽ cần kiểm tra những yếu tố khác để quyết định có cần thay da ghế massage hay không. Lưu ý khi kiểm tra, không được bóc da từ những vết nứt để tránh làm hư hỏng thêm phần da.

2. Kiểm tra các đường may và đường khâu

Bạn sẽ cần xem xét kỹ tất cả các đường may, đặc biệt là bởi vị trí gắn các phần da với nhau ở vườn. Ấn nhẹ vào các đường may để kiểm tra xem có còn chắc chắn không. Nếu bạn nhận thấy đường may bị dịch chuyển theo ngón tay hoặc nếu các đường may trông như thể chúng đang lỏng ra, bạn có thể cần gia cố lại bởi nếu đường may có dấu hiệu bị lỏng, chỉ bắt đầu bị bung ra thì việc da bị hư hỏng chỉ là vấn đề thời gian. 

3. Đánh giá độ linh hoạt và độ đàn hồi

Nhẹ nhàng ấn và véo da ở các khu vực khác nhau để kiểm tra độ linh hoạt của da. Da có cảm giác khô cứng, giòn hoặc mất độ đàn hồi thì khả năng bị rách, nứt là rất cao. Nếu da vẫn còn giữ được độ đàn hồi thì việc bảo dưỡng, vệ sinh có thể phần nào đảm bảo được chất lượng nhưng nếu da đã không còn độ đàn hồi và khô cứng nghiêm trọng thì bạn chỉ có thể thay da ghế massage tại nhà để khắc phục vấn đề.

4. Kiểm tra mức độ da bị đổi màu, phai màu

Bạn cần đặc biệt lưu ý bất kỳ đốm phai màu hoặc đổi màu nào. Các đống này sẽ khó phát hiện nếu chỉ bị đổi màu nhẹ nhưng thường trông nhợt nhạt, xám hoặc không đều so với các khu vực khác. Các đốm đổi màu dễ trở thành các vùng yếu vì vậy chúng có thể cần được xử lý hoặc thậm chí là dặm lại màu để duy trì vẻ ngoài đồng đều. 

Cách khôi phục màu sắc không quá phức tạp và bạn có thể thực hiện tại nhà và vấn đề phai màu không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng ghế nên bạn không cần thiết phải thay da ghế massage.

5. Kiểm tra tình trạng bong tróc

Tình trạng bong tróc thường bắt đầu ở những vùng, vết rách nhỏ và sau đó lan rộng hơn nếu không được xử lý hoặc do thói quen của nhiều người dùng là cậy, bóc phần da bị bong ra. Bong tróc da là vấn đề thường gặp ở cả da tổng hợp và da giả do lớp da trên cùng bị mòn theo thời gian hoặc có vật tác động.

Nếu da bị bong tróc thì bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc bạn có thể sờ nhẹ lên da để xác định các vị trí thô ráp hoặc gồ ghề bất thường. Ngoài các vị trí bên trên, bạn cũng cần kiểm tra bên dưới tay vịn hoặc mép ghế bởi các vị trí này không dễ nhìn thấy hay tiếp xúc đến nhưng vẫn có khả năng bị bong tróc như các vị trí khác. Nếu phát hiện sớm thì có thể hạn chế da tiếp tục bị bong ra.

6. Kiểm tra độ dính hoặc nhờn

Tương tự như hầu hết các vấn đề trên, bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ lên mặt da để cảm nhận các điểm dính hoặc nhờn. Da dính có thể bám bụi bẩn và làm hỏng bề mặt da theo thời gian. Các vị trí da để tựa đầu và vịn tay là những nơi thường tích tụ nhiều dầu và bụi bẩn nhất do dầu tự nhiên của da và kem dưỡng da. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa da nhẹ nếu cần nhưng cần tránh hoàn toàn các hóa chất mạnh.

7. Kiểm tra mùi

Mùi mốc hoặc chua có thể là dấu hiệu cho thấy da ghế đã độ ẩm và có khả năng dẫn đến nấm mốc. Đây là vấn đề bạn cần đặc biệt quan tâm và kiểm tra sớm, đặc biệt là sau các đợt nồm ẩm thất thường. Bạn có thể ngửi da để phát hiện mùi mốc hoặc mùi hóa chất. Nguyên nhân có thể là do bị nấm mốc hoặc chất lượng da kém. 

Nếu có mùi lạ, bạn có thể cần vệ sinh ghế hoặc đảm bảo ghế được cất giữ ở nơi khô ráo, thông gió tốt. Vào mùa nồm hoặc khi độ ẩm không khí tăng cao, bạn có thể phủ bạt lên trên ghế để tránh tiếp xúc với độ ẩm bên ngoài.

Vệ sinh da ghế massage

Với những vấn đề không quá nghiêm trọng, bạn không nhất thiết phải gọi dịch vụ thay da ghế massage chính hãng hay thay da ghế massage tại nhà mà có thể khắc phục bằng cách vệ sinh, bảo dưỡng ghế đúng cách.

Để vệ sinh ghế massage, bạn có thể tham khảo các cách sau đây, tùy theo vấn đề da đang gặp phải:

  • Bắt đầu bằng cách làm sạch khu vực bị hư hỏng bằng chất tẩy rửa nhẹ và chuyên dùng cho da và vải mềm. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia. Bạn có thể dùng chổi quét hoặc máy hút bụi cầm tay để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn trên ghế.
  • Với những vị trí bị nứt, rách nhẹ, bạn có thể sử dụng hợp chất chuyên dùng để sửa chữa da hoặc chất kết dính (lưu ý hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng),đảm bảo bao phủ đồng đều khu vực bị hư hỏng.
  • Dùng giấy nhám mịn để đánh bóng lại sau khi hợp chất khô.
  • Sau khi chà nhám, đánh bóng vị trí vệ sinh bằng một miếng vải sạch để khôi phục độ bóng tự nhiên.
  • Cuối cùng, sử dụng thuốc nhuộm da hoặc các chất hồi phục màu sắc da. Sử dụng bọt biển để đánh lại màu làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 Bảo dưỡng, vệ sinh ghế massage thường xuyên
 Bảo dưỡng, vệ sinh ghế massage thường xuyên

5 mẹo bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ da

Nhưng kể bạn vệ sinh hay thay da ghế massage tại nhà, bạn cũng cần biết cách bảo dưỡng thiết bị để không gặp phải trường hợp tương tự sau khi đã sửa ghế massage. Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của ghế massage, hãy làm theo các mẹo bảo dưỡng sau:

  • Vệ sinh thường xuyên: Lau bụi thường xuyên cho ghế massage bằng vải mềm để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn bề mặt. Tránh các hóa chất mạnh hoặc chất mài mòn.
  • Dưỡng ẩm: Thoa chất dưỡng ẩm cho da từ 3 đến 6 tháng một lần để giữ độ đàn hồi cho da và tránh bị khô hoặc nứt.
  • Ánh sáng mặt trời và bảo vệ nhiệt: Đặt ghế massage của bạn tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt để tránh phai màu, khô và nứt da.
  • Tránh những nơi ẩm thấp: Không để ghế ở nơi có độ ẩm thấp và ngay lập tức vệ sinh, dọn dẹp các vết bẩn, vết đổ trước khi nó khô lại trên da.
  • Bọc ghế: Khi không sử dụng, hãy bọc, trùm vải lên ghế để tránh tác động bên ngoài lên ghế.

Tham khảo từ: massagevirtue.com 

5/5 (1 bầu chọn)