1. Xác định không đúng vấn đề
Tự sửa chữa ghế massage có thể là một công việc khó khăn với người dùng, đặc biệt với người không có kinh nghiệm, do không thể xác định chính xác nguyên nhân của sự cố. Không biết thiết bị đang gặp vấn đề gì đã vội vàng sửa chữa có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và khó khắc phục về sau.
Khi ghế massage gặp sự cố, việc đầu tiên bạn cần làm là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Trong đó thường bao gồm cấu tạo ghế, ý nghĩa mã lỗi, hướng dẫn sửa ghế với những lỗi phổ biến và có thể tự khắc phục tại nhà nên phù hợp với hầu hết người dùng.
Sách hướng dẫn còn cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách tháo rời và lắp ráp lại các bộ phận. Hãy nhớ rằng khi tự sửa chữa ghế massage thì hướng dẫn sử dụng là không thể thiếu.
Nếu sự cố ghế massage của bạn gặp phải không có các dấu hiệu như trong hướng dẫn, bạn không nên tiếp tục tự sửa chữa tại nhà mà nên liên hệ tới dịch vụ chuyên sửa ghế massage tại Hà Nội.
2. Không ngắt nguồn thiết bị
Đây là sai lầm rất phổ biến bởi nhiều người thường chủ quan hoặc quên không ngắt nguồn điện của thiết bị trước khi sửa chữa ghế massage. Vừa sửa chữa vừa cắm điện có thể tăng nguy cơ bị điện giật, đặc biệt khi tiếp cận các bộ phận bên trong của ghế. Ngoài ra, trong quá trình sửa chữa, bạn có thể vô tình kích hoạt các bộ phận chuyển động và gây thương tích cho bản thân.
Không chỉ với ghế massage mà với mọi thiết bị điện tử khác, bạn cần nhớ rút phích cắm của thiết bị trước khi sửa chữa hay tháo mở các bộ phận. Đây nên là bước đầu tiên bạn cần thực hiện khi sửa ghế massage tại nhà và chỉ cắm lại dây nguồn khi đã hoàn thành hết các bước sửa chữa cần thiết và cần kiểm tra hoạt động của ghế.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sửa chữa ghế massage, bạn nên đeo găng tay và kính bảo hộ, đặc biệt là nếu ghế có bất kỳ bộ phận sắc nhọn, nóng hoặc chịu áp suất cao. Đảm bảo ghế được đặt trên bề mặt phẳng để ghế không bị lật khi bạn đang làm việc.
3. Không ghi lại các bước thực hiện
Có những sự cố đòi hỏi người dùng phải tháo rời nhiều bộ phận của ghế. Những bộ phận bên ngoài và dễ nhìn thấy thì có thể không phải vấn đề quá lớn nhưng sẽ còn có những linh kiện nhỏ của thiết bị. Nếu bạn không phải chuyên gia, bạn có thể gặp khó khăn để lắp lại các linh kiện này do không nhớ chính xác vị trí của chúng.
Đó là lý do chúng tôi khuyên bạn nên ghi lại hoặc chụp ảnh các kết nối và ốc vít bạn đã tháo ra. Điều này sẽ giúp việc lắp ráp lại dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều vì bạn có thể tham khảo các hình ảnh này để nhớ vị trí của từng bộ phận, linh kiện. Bạn có thể đánh dấu những bộ phận tương tự nhau nếu cần thiết.
4. Sử dụng sai công cụ hoặc linh kiện thay thế
Đây là sai lầm phổ biến với người dùng chưa từng sửa chữa thiết bị bởi họ có thể bối rối khi lựa chọn các dụng cụ cần thiết để tháo, mở ghế massage. Sử dụng các công cụ không vừa vặn, phù hợp với loại ốc vít hoặc các bộ phận có thể làm hư hỏng các bộ phận.
Tuy nằm trong những sai lầm cần tránh nhưng vấn đề này không quá phức tạp hay có thể khiến sự cố nghiêm trọng hơn nếu người dùng không cố chấp sửa chữa dù các dụng cụ không khớp với linh kiện.
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần chuẩn bị trước các công cụ phù hợp, như một bộ tua vít (đầu dẹt và đầu Phillips),kìm và có thể cả đồng hồ vạn năng nếu bạn cần kiểm tra các kết nối điện. Nên ưu tiên các dụng cụ đa năng hoặc có thể điều chỉnh để không cần phải mang quá nhiều dụng cụ một lúc.
Bên cạnh dụng cụ sửa chữa, bộ phận thay thế không phù hợp cũng sẽ khiến ghế massage của bạn hoạt động không bình thường, hiệu suất kém hay thậm chí là hư hỏng thêm.
Bạn nên đặc biệt chú ý khi mua bộ phận thay thế cho thiết bị và chỉ nên mua những bộ phận của cùng nhà sản xuất và đảm bảo chính hãng. Người dùng thay da ghế hay thay túi khí ghế massage tại nhà cần đặc biệt chú ý điểm này bởi đây là những bộ phận tự thay thế một cách dễ dàng nên được nhiều người thực hiện. Với những bộ phận phức tạp hơn, tốt nhất bạn nên gọi chuyên gia.
5. Không kiểm tra từng bước sửa chữa
Bạn nên kiểm tra kỹ từng bước, nếu không, có thể xảy ra tình huống chỉ phát hiện ra lỗi sai (có thể do lắp đặt sai) sau khi đã hoàn thành hết mọi công đoạn và lắp lại ghế. Lời khuyên của chúng tôi là sau khi lắp, sửa một bộ phận, hãy kiểm tra tương quan và khả năng vận hành của bộ phận đó với toàn thể trước khi lắp tiếp các bộ phận khác.
Ví dụ, nếu bạn thay thế động cơ, hãy kiểm tra hoạt động của bộ phận đó trước khi lắp ráp lại toàn bộ ghế. Bằng cách này, bạn sẽ không cần lo lắng các bước trước đó có bị sai sót ở đâu không và tiết kiệm thời gian tháo ra lắp lại nhiều lần.
6. Tác động lực quá mạnh trong quá trình sửa chữa
Tác động mạnh vào các bộ phận “mỏng manh”, như bo mạch điều khiển hoặc hệ thống dây điện, có thể gây hư hỏng. Khi sửa chữa bảng điện, hệ thống dây điện và các bộ phận nhỏ khác, hãy đảm bảo sử dụng lực vừa đủ, không quá mạnh hay quá nhẹ. Ghế massage có mạch điện tử có thể dễ bị hỏng nếu bị tác động mạnh và cần chú ý xử lý mọi thứ cẩn thận và tránh uốn cong hoặc kéo căng dây quá nhiều.
7. Không kiểm tra lại sau khi sửa chữa
Sau khi sửa chữa, bạn cần nhớ khởi động và vận hành lại thiết bị để đảm bảo không còn lỗi và các bộ phận đã được lắp đặt đúng vị trí.
Nếu bạn không chắc chắn nên sửa chữa như nào hay không tự tin vào trình độ của bản thân, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp. Kỹ thuật viên là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm nên có thể nhanh chóng xác định được nguyên nhân và có thể sửa chữa tận gốc vấn đề. Khi bạn tự sửa chữa nhưng thực hiện sai thì không chỉ ảnh hưởng tới chính sách bảo hành của thiết bị mà còn có thể khiến sự cố trở nên nghiêm trọng hơn.