5 lỗi thường gặp khi tự thay da ghế massage

12/11/20242 lượt đọc

Tuy bạn có thể tự thay da ghế massage mà không có sự trợ giúp của thợ chuyên nghiệp nhưng đây không phải công việc đơn giản, đặc biệt với người không có kinh nghiệm. Nếu bạn đang có ý định thay da ghế massage tại nhà, bạn sẽ cần biết một số lỗi thường gặp để phòng tránh hiệu quả.

1. Không đánh giá đúng tình trạng của da

Một vết xước nhỏ hay thậm chí một vết rách trên da ghế không thực sự đáng quan ngại như bạn tưởng. Nhiều người có thể nghĩ rằng chỉ cần da ghế bị bong tróc, rách, thủng là ngay lập tức cần thay da. Nhưng điều này là không đúng bởi trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần vệ sinh, bảo quản và sửa chữa ghế massage là đã có thể sử dụng bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng.

Kiểm tra kỹ lưỡng ghế của bạn. Nếu da chỉ bị nứt nhỏ, khô hoặc đổi màu, bạn có thể phục hồi bằng chất dưỡng da hoặc bộ dụng cụ nhuộm màu cho da. Tuy nhiên, nếu có vết rách lớn, bong tróc hoặc mòn nhiều, thì lớp da ghế massage sẽ cần được thay thế càng sớm càng tốt.

Trước khi quyết định thay da ghế, hãy kiểm tra da và đánh giá mức độ hư hỏng. Đánh giá tình trạng của da giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức sửa chữa, thay thế và không lãng phí tiền bạc khi mua phần da ghế mới trong khi không thực sự cần thiết.

2. Không tháo rời các bộ phận

Nhiều người dùng có thể nghĩ việc thay da ghế massage chỉ đơn giản là tháo lớp da cũ để thay lớp da mới vào. Nhưng ghế massage có cấu tạo phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều do đây là thiết bị điện tử với hệ thống dây điện và các bộ phận chuyển động quan trọng và những bộ phận này có thể bị hư hỏng nếu bạn không cẩn thận trong quá trình thay da ghế. Đừng đánh giá thấp mức độ phức tạp của ghế massage và ngay cả việc tháo rời hay lắp lại các bộ phận cũng đã đủ khiến người dùng cảm thấy nản chí.

Trước tiên, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng ghế để biết cách tháo rời mà không làm hỏng bộ phận nào. Ghi nhãn từng bộ phận khi bạn tháo ra hoặc chụp ảnh trong suốt quá trình để bạn có thể lắp ráp lại chính xác vị trí sau khi hoàn thành. Nên nhớ, trước khi bắt đầu tháo lắp, hãy tắt nguồn thiết bị, rút phích cắm và cần cẩn thận khi tiếp xúc hệ thống dây điện. Bạn có thể sử dụng đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào cũng bao gồm hướng dẫn tháo lắp bộ phận hay các bước thay thế da ghế trong hướng dẫn sử dụng do tính phức tạp của công việc này. Nếu bạn không có hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt hay thay thế da ghế massage, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ tới dịch vụ thay da ghế massage tại Hà Nội.

3. Không cố định da đúng cách

Mất nhiều công sức để tháo da và lắp phần da mới nhưng lại không cố định phần da một cách chắc chắn vào khung thì lớp da sẽ bị lỏng hoặc nhăn, vừa mất tính thẩm mỹ vừa khiến bạn không được thoải mái khi sử dụng và tất nhiên, công sức bạn bỏ ra cũng trở thành công cốc.

Để giữ da được chắc chắn, hãy sử dụng keo dán chuyên dụng hoặc kim bấm. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia về các dụng cụ cần thiết và phù hợp trước khi mua. Kéo căng da trên bề mặt càng chặt càng tốt để không bị chảy xệ. Bắt đầu bằng cách cố định các góc, sau đó cố định xung quanh các cạnh để có được sự vừa vặn, mịn màng. Nếu xuất hiện các nếp nhăn khi căng da, nhẹ nhàng gỡ ra và làm lại phần bị nhăn. Sử dụng kẹp hoặc chốt tạm thời để giữ da cố định trong khi bạn làm việc.

Ngoài ra, những vị trí chịu nhiều lực tiếp xúc như tay vịn, tựa đầu và đệm ghế có thể sẽ cần gia cố thêm bằng đệm hoặc vật liệu lót bổ sung trước khi thay da ghế massage. Điều này giúp duy trì hình dạng và độ bền của da theo thời gian. Thêm lớp đệm bên dưới cũng có thể cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng sự thoải mái và kéo dài tuổi thọ của da tại những vị trí này.

 Các vị trí tiếp xúc nhiều sẽ cần được gia cố thêm
 Các vị trí tiếp xúc nhiều sẽ cần được gia cố thêm

4. Không đủ dụng cụ và thiết bị

Sử dụng các dụng cụ không đảm bảo chất lượng, không phù hợp hay không có đủ dụng cụ cần thiết có thể khiến bạn mất nhiều thời gian thực hiện hơn mà kết quả cũng không được đảm bảo, thậm chí có khả năng làm hỏng da.

Nếu bạn đã muốn tự thay da ghế massage tại nhà, bạn nên đầu tư hoặc thuê các công cụ dành riêng cho bọc như súng bắn ghim bọc, máy khâu hạng nặng (nếu cần khâu),keo dán da chất lượng cao và dao đa năng. Những dụng cụ chuyên dụng sẽ giúp da được cố định chắc chắn hơn, không làm hư hỏng da hay các bộ phận bên dưới. 

Tuy nhiên, nếu bạn không biết sử dụng các dụng cụ này, đừng cố gắng thử mà hãy nhanh chóng liên hệ cho các dịch vụ thay da ghế massage chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

5. Không kiểm tra lại sau khi lắp đặt

Người dùng thường có tâm lý muốn hoàn thành nhanh chóng bởi công việc này mất rất nhiều thời gian nhưng nếu vội vàng, bạn sẽ quên đi một bước rất quan trọng là kiểm tra lại từng phần. Khi bạn đã lắp ráp lại toàn bộ ghế và sẵn sàng sử dụng, sau đó mới phát hiện ra các lỗi nhỏ, thậm chí cả lỗi lớn, thì bạn sẽ phải tháo ra và lắp lại từ đầu.

Ngay khi phủ da mới, hãy đảm bảo không có bất kỳ nếp nhăn nào hoặc các điểm gồ ghề có thể gây khó chịu khi sử dụng. Ngoài ra, hãy chắc chắn lớp da không bị căng quá mức, gây ảnh hưởng tới các bộ phận chuyển động. Bạn có thể ngồi lên ghế để kiểm tra xem da có bị xê dịch hay không thoải mái không. Chỉ lắp ráp lại toàn bộ khi chắc chắn mọi bộ phận đều hoạt động bình thường và không còn vấn đề gì nữa.

 Ngồi thử ghế để đảm bảo ghế thoải mái và hoạt động bình thường
 Ngồi thử ghế để đảm bảo ghế thoải mái và hoạt động bình thường

Bên cạnh kiểm tra thì vệ sinh, bảo dưỡng sau lắp đặt cũng rất quan trọng và cần được chú ý. Sau khi lắp da mới, hãy thoa chất dưỡng da để giữ cho da mềm mại và không bị khô. Liên tục bảo dưỡng, vệ sinh ghế từ 3-6 tháng để duy trì độ đàn hồi và khả năng chống mài mòn của da. Tránh để ghế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và môi trường có độ ẩm cao vì các yếu tố môi trường khắc nghiệt đều có thể làm giảm tuổi thọ của da và khiến da nhanh chóng hư hỏng theo thời gian.

Ngoài các lỗi thường gặp, có một số chú ý bạn nên biết:

  • Nếu cảm thấy việc thay da quá sức hoặc nếu ghế là mẫu đắt tiền với các tính năng phức tạp, hãy cân nhắc đến việc thuê thợ thay da ghế massage tại nhà. Họ sẽ có kinh nghiệm và thiết bị chuyên dụng để thay da ghế, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm thời gian.
  • Trước khi tiến hành thay thế da ghế massage, hãy thử trước một phần da vừa để đảm bảo da phù hợp, không bị trượt hoặc vón cục trong quá trình ghế massage hoạt động.
  • Nên lựa chọn những trung tâm cung cấp bộ phận, linh kiện uy tín khi mua da ghế massage bởi có rất nhiều cơ sở bán da giả, da chất lượng kém, vừa tốn tiền vừa không thoải mái khi sử dụng. Bạn có thể ghi lại mã seri của thiết bị để tìm mua loại da phù hợp nhất.
  • Ngay cả các dụng cụ cũng cần đảm bảo về chất lượng. Tránh sử dụng các loại ghim kẹp hay keo dán chất lượng thấp vì chúng có thể bị hư hỏng nhanh chóng, dễ bong keo khi sử dụng ghế thường xuyên.
5/5 (1 bầu chọn)